Nhắc đến món ăn quốc hồn quốc túy của Việt Nam thì không thể không kể đến phở. Đây là món ăn hoàn hảo phù hợp với mọi đối tượng và thích hợp để thưởng thức ở tất cả mọi khung giờ trong ngày. Vậy có bao giờ bạn thắc mắc về nguồn gốc món phở không? Hãy cùng Bún đậu Cầu Gỗ tìm hiểu nhé!
Khám phá nguồn gốc món phở
Theo truyền miệng dân gian và những tư liệu còn sót lại thì phở có tiền thân là món xáo trâu - món ăn dân dã ở các bãi bến sông Hồng vào những năm đầu thế kỷ 20. Món ăn này dành cho các tầng lớp bình dân phu phen lam lũ nhờ ưu điểm vừa rẻ, vừa chắc bụng.
Cách làm món xáo trâu như sau: Người ta xáo thịt trong chảo tầm 30 giây rồi đổ ra bát riêng, sau đó bỏ tiếp khế vào đảo tới khi khế chuyển màu trắng thì cho thịt + rau răm + hành vào. Đảo đến khi nào thịt dậy mùi thơm thì cho nước vào để lửa liu riu. Khi ăn chỉ cần cho bún vào bát, gắp vài miếng thịt trâu bày lên trên rồi chan nước xáo thịt vào.
Thời điểm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, sau khi thực dân Pháp chính thức đặt nền bảo hộ lên toàn cõi nước ta, Hà Nội chỉ có vài ba hàng thịt bò phục vụ Pháp kiều nên thường hay ế ẩm. Khi ấy, người ta chẳng biết làm gì với bộ xương bò và các bà đã học nhau để chuyển chúng thành món xáo bò. Vì thịt bò ăn với bún không hợp nên người ta mới ăn chung xáo bò với bánh cuốn chay mỏng.
Hình ảnh gánh phở rong trong tập sách Kỹ thuật của người An Nam (1908 - 1909)
Ngoài ra, vì thịt bò khi nguội có mùi gây mũi nên lò rửa liu riu bắt đầu được phát kiến và chẳng mấy chốc món ăn mới này lan tràn suốt từ khu vực ô Quan Chưởng xuống tới ô Hàng Mắm.
Tên gọi phở có từ đâu?
Về tên gọi “phở” thì ta có thể đi ngược về thời điểm khởi nguồn của nó là thập niên đầu của thế kỷ 20, khi mà Nho học vẫn đang ngự trị xã hội. Hai học giả Pháp nổi tiếng về Việt Nam học là P.Huard và M.Durand đã phân tích chữ phở trong tiếng Nôm gồm ba chữ Hán ghép lại đó là: a/chữ mễ (lúa), b/chữ ngôn (lời nói) và c/chữ phổ (phổ biến).
Từ “phở” có thể hiểu nôm na là món ăn từ lúa gạo phổ biến trong đại chúng, phát âm là “phổ”. Từ tiếng rao món phở âm Nôm thì từ này biến tấu thành “phố đây, phố ơ” rồi “phớ ơ”, trải qua quá trình lái âm tam sao thất bản mới thành tên “phở” như hiện tại.
Điểm đặc biệt của phở Bắc so với phở miền Nam
Phở bắt nguồn từ miền Bắc Việt Nam và dần dần xâm nhập vào miền Trung và miền Nam giữa thập niên 1950. Từ đây phở bắt đầu có nhiều sự khác biệt về phương pháp chế biến và hương vị ở các miền. Thông thường phở ở miền Bắc sẽ có vị thanh thanh đặc trưng còn miền Nam lại ngọt và nhiều rau. Bánh phở ở phở miền Nam cũng nhỏ hơn phở Bắc.
Sự khác biệt của bát phở hai miền Nam - Bắc
Nước dùng của phở miền Bắc phải là nước dùng được ninh từ xương bò trong nhiều giờ, kết hợp cùng gừng + hành củ + hồi + quế + thảo quả nướng cháy. Trong bát xếp những sợi bánh phở trắng trong, bên trên là vài miếng thịt bò chín thái ngang nổi rõ vân thịt, tiếp đến là hành lá xanh ngắt, sau cùng là một ít thịt bò đỏ tươi thái mỏng tang trộn lẫn vài sợi gừng đập bẹt phủ lên trên cùng.
Nếu phở Bắc thường chỉ ăn “mộc” với miếng chanh, quả ớt hoặc đĩa bánh quẩy giòn tan thì phở miền Nam lại đi kèm với tương ngọt, tương ớt, ngò gai, húng quế... Nước phở Nam không trong như phở miền Bắc mà có màu hơi đục và có phần béo hơn. Topping của nó cũng đa dạng hơn, ngoài các loại thịt bò tái - nạm - gân - gầu truyền thống thì còn có thêm bò viên, tủy, tiết luộc…
Đi tìm nơi bán phở Bắc chuẩn tại Sài Gòn
Nếu bạn thương nhớ hương vị tinh tế của ẩm thực Hà Nội, ngất ngây trước bát phở nóng sốt thơm nồng hòa quyện với cái ngọt của thịt bò thì hãy đến ngay Bún đậu Cầu Gỗ tại 444 Phan Xích Long, P.2, Q.Phú Nhuận. Với kinh nghiệm dồi dào phong phú về ẩm thực Hà Nội, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những bát phở chuẩn vị thơm ngon giúp những người con xa quê phần nào nguôi ngoai nỗi nhớ nhà.
Còn chần chờ gì mà không ghé tới đây để làm ngay một bát phở ngon chuẩn vị?
Chi tiết xin liên hệ:
BÚN ĐẬU CẦU GỖ
Địa chỉ: 444 Phan Xích Long, P.2, Q.Phú Nhuận (Đối diện bệnh viện Hoàn Mỹ)
Hotline: 0908 335 778
Website: bundaucaugo.com
- Nem chua rán Bún đậu Cầu Gỗ - mang đậm hương vị đặc sản Hà Nội (29.11.2022)
- Phở Hà Nội, hương vị tinh túy của ẩm thực đất Việt - Bún đậu Cầu Gỗ (26.10.2021)
- Khám phá Quán Bún Đậu Cầu Gỗ với không gian tầng hai cổ kính đậm đà phong cách Hà Nội (04.01.2020)
- Bún đậu lòng heo thập cẩm đổi gió cho những ngày chán cơm (25.12.2019)
- Sống ở Sài Gòn, là fan của bún đậu mắm tôm, bạn đã từng thử qua 5 quán ngon lừng danh này? (23.01.2018)